Trong thời buổi kỉ nguyên kỹ thuật số đang trên đà phát triển, chiếm một phần rất lớn trong đời sống của con người, thì content đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng với sứ mệnh truyền tải thông điệp và tiếp cận tới người tiêu dùng. Đối với dân marketing, việc lựa chọn cho mình một mô hình content phù hợp với sản phẩm, ngành hàng dịch vụ là yếu tố then chốt để quyết định chiến dịch marketing của họ thành công hay thất bại.
Vì vậy, Mega Digital sẽ đem đến cho bạn 4 loại mô hình bán hàng phổ biến, giúp chiếm trọn trái tim khách hàng trong chiến dịch quảng cáo.
-
Mô hình AIDA ( Attention – Interest – Desire – Action)
AIDA là viết tắt của Attention – Interest – Desire – Action (Thu hút – Thích thú – Khao khát – Hành động)
Mô hình này mô tả các trạng thái tâm lý của khách hàng từ khâu nhận thức đến việc ra quyết định mua hàng, tuy khá cũ so với thời đại nhưng đây được coi là một trong những công thức copywriting chuẩn lâu đời cho hầu hết hình thức marketing.
VD: Netflix đã áp dụng mô hình A.I.D.A thành công bằng cách tiếp cận và gây sự chú ý đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua quảng cáo Youtube và Google Adwords, tạo sự hứng thú của khách hàng mục tiêu, từ đó khai thác được nhu cầu của khách hàng, cuối cùng hình thành nên mong muốn được sử dụng các dịch vụ do Netflix cung cấp với các gói trả phí.
Khi đã hiểu rõ về các thành tố của AIDA là gì, nếu bạn chưa biết cách vận dụng AIDA vào quy trình kinh doanh – hãy tham khảo Case Study AIDA hiệu quả của Netflix dưới đây:
Giai đoạn 1: Xây dựng nhận thức
Netflix thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm đến người dùng như: Youtube Ads, Google Ads.
Giai đoạn 2: Thu hút sự quan tâm
Sau khi người dùng tiếp nhận thông tin và truy cập vào các Landing Page của Netflix – họ sẽ được trải nghiệm miễn phí 1 tháng để khám phá các tính năng và chương trình hấp dẫn trên Netflix.
Giai đoạn 3: Kích thích tò mò, mong muốn
Khi người xem đã quen với trải nghiệm xem phim liền mạch – Netflix sẽ bổ sung thêm các tính năng mở rộng để kích thích mong muốn đăng ký mua trọn gói của người dùng:
- Video độ phân giải cao.
- Hỗ trợ xem video trên mọi thiết bị.
- Chương trình và phim tài liệu độc quyền chỉ có trên Netflix.
- Nhiều bộ phim Hollywood, phim truyền hình trong khu vực.
- Tạo nhiều hồ sơ chỉ trong một tài khoản.
- Không xuất hiện quảng cáo khi xem.
- Xem ngoại tuyến và tùy chọn tải xuống.
- Xem nhiều màn hình cùng lúc.
- Các đề xuất cá nhân hóa (phim, chương trình truyền hình) dựa trên lịch sử xem.
- Tiếp tục xem video cũ mà bạn đã rời đi trước đó.
- Hỗ trợ xem trên các thiết bị internet tốc độ thấp…
Giai đoạn 4: Thúc đẩy hành động
Khi người dùng đã “đắm chìm” vào sản phẩm, Netflix sẽ cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau và tính năng tùy chọn dừng đăng ký bất cứ lúc nào để chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
-
Mô hình PAS ( Problem – Agitate – Solve)
PAS đại diện cho Problem – Agitate – Solution (Vấn đề – Kích thích – Giải pháp)
Là một người làm truyền thông chuyên nghiệp, bạn không thể không bỏ túi bí quyết “thần thánh” này, dễ dàng, dễ hiểu, dễ sử dụng và cung cấp hiệu quả cao trong nhiều tình huống với 3 bước:
-
Problem: Đưa ra vấn đề của khách hàng
-
Agitate: Kích thích vấn đề – Xoáy mạnh vào nỗi đau
-
Solution: Cung cấp giải pháp cho vấn đề
So với mô hình AIDA trước đó thì mô hình PAS có phần nhỉnh hơn, không chỉ tập trung vào mỗi tệp khách hàng tiềm năng giống như mô hình AIDA thì mô hình PAS đã có phần cải tiến rõ rệt, đánh thẳng vào tâm lý khách hàng để giải quyến vấn đề mà họ đang gặp phải.
VD: TVC quảng cáo của TeaPlus “Ăn tết ngon, nhẹ dáng son cùng Mỹ Tâm” (đánh vào tâm lý khách hàng về nỗi lo đồ ăn nhiều chất dầu mỡ ngày Tết”)
- Problem: Sợ cơ thể nặng nề vì dầu mỡ nhưng các món ngon ngày Tết lại rất khó cưỡng.
- Agitate: Khi ăn những món ngon vào ngày Tết thì các món ăn đó khiến cho người ta cảm thấy ngấy, nặng nề, khó chịu với hình ảnh minh họa là những chiếc “vòng đồ ăn” trên cổ nhân vật.
- Solution: Trà Olong TeaPlus xuất hiện như một vị “cứu tinh” làm biến mất cảm giác ngây ngấy, nặng nề ngày Tết . Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ OTPP giúp giảm hấp thụ chất béo
-
Mô hình FAB ( Features – Advantages – Benefits)
FAB tập trung vào việc phân tích các tính năng (features) của sản phẩm, từ đó thể hiện các ưu điểm (advantages) và cuối cùng là lợi ích (benefits) mà khách hàng có thể nhận được.
FAB rất phổ biến trong lĩnh vực content marketing, tập trung vào lợi ích và giá trị mang lại cho khách hàng có thể tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của các chiến dịch tiếp thị.
VD: Apple sử dụng công thức FAB để cho khách hàng biết về cải tiến của hệ điều hành mới watchOS
“Một huấn luyện viên và đối tác tập thể dục thông minh hơn. Tương thích tốt hơn với gu âm nhạc của bạn. Và một trợ lý hoạt động suốt cả ngày càng thân thiện hơn. Với watchOS 4, Apple Watch kết nối với bạn như chưa bao giờ.”
- Tính năng: Nó là một huấn luyện viên, đối tác tập thể dục, đáp ứng sở thích âm nhạc của bạn, và là trợ lý suốt cả ngày.
- Ưu điểm: Nó thông minh hơn, tốt hơn và hoạt động một cách tích cực hơn.
- Lợi ích: Nó kết nối mật thiết với bạn.
Mặc dù ví dụ này có sự hỗn hợp công thức một chút (ví dụ như tính năng và ưu điểm được kết hợp với nhau), nhưng nó vẫn giữ được sức mạnh của một cấu trúc FAB truyền thống.
-
Mô hình BAB ( Before – After – Bridge)
Với mô hình này bắc cầu này, bạn sẽ đặt khách hàng vào hành trình từ tình trạng trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ đến tình trạng sau khi sử dụng. Cách tiếp cận đơn giản này tập trung vào việc thể hiện sự chuyển đổi rõ rệt mà sản phẩm/dịch vụ mang lại thông qua 3 giai đoạn:
- Before (Trước): Miêu tả tình trạng khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- After (Sau): Hiển thị tình trạng khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Bridge (Cầu Nối): Kết nối hai tình trạng và nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.
4 mô hình trên là những công cụ quý báu giúp bạn xây dựng thông điệp để truyền tải tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Mega Digital sẵn sàng đồng hành cùng bạn tận dụng sức mạnh của những mô hình này để đạt được sự thành công trong chiến lược truyền thông trong mô hình kinh doanh của bạn!