Impact-Site-Verification: b090c444-e1a2-407e-befc-338046e024fd

Các khái niệm FB ADS mà người mới bắt buộc phải biết nếu muốn dùng Paid Traffic làm Affiliate

Bạn là một người mới bắt đầu với Facebok Ads, chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều các thuật ngữ dưới đây, nhưng có thể vẫn chưa hiểu hết. Mega Digital đã tổng hợp lại các từ thông dụng được sử dụng phổ biến trong Facebook Ads nếu bạn muốn dùng Paid Traffics làm Affiliate:

1.VIA

VIA là cụm từ rất quen thuộc đối với những ai làm digital marketing, chạy quảng cáo trên Facebook. Vậy thì chính xác VIA là gì?
VIA ( Verify Information Account): (tài khoản cá nhân) xác minh danh tính của bạn.
Phần lớn các tài khoản VIA được sử dụng cho mục đích kiếm tiền, mở hàng, kinh doanh trên FB như spam tin nhắn kinh doanh, seeding bán hàng. Bên cạnh đó, via facebook còn dùng phổ biến để tạo ra các trang fanpage mới, livestream bán hàng nhờ có độ Trust cao.
Tài khoản này có độ Trust, tin cậy cao của facebook nên khi sử dụng để bán hàng, chạy quảng cáo khỏe, mượt, không bị die.
Một VIA Facbook đáp ứng đủ các tiêu chí:
– Giấy tờ tùy thân, thẻ căn cước công dân.
– Cập nhật thông tin đầy đủ như avatar, ảnh bìa, tên, địa chỉ,…
– Thời gian tạo và hoạt động lâu dài, có thể tính bằng năm.
👉Những người làm công việc chạy Ads thường có nhiều tài khoản VIA để triển khai chiến dịch cùng 1 lúc, các tài khoản này thường được lấy từ việc hack nick người dùng.
Những nhà cung cấp tài khoản via số lượng lớn sẽ sử dụng thủ thuật và tool (Công cụ) chuyên biệt để có được via Facebook.
VIA được cho là công cụ tối ưu nhất để tạo nên một tài khoản BM theo chính sách quảng cáo Facebook

2. BM

BM là từ viết tắt của Business Manager – trình quản lý doanh nghiệp trên Facebook, nhằm phục vụ cho việc quản trị fanpage, lưu trữ thông tin, dữ liệu cho doanh nghiệp.
BM chỉ cho phép các doanh nghiệp đăng ký và cần một số giấy tờ liên quan để xét duyệt
BM sử dụng quảng cáo với full các tính năng, quản trị nhiều fanpage cùng lúc hiệu quả, phân chia quyền quản trị dễ dàng, tiện lợi
Trong tài khoản BM có thể lập ra các tài khoản quảng cáo
VD: Những tài khoản BM bình thường chỉ có thể tạo được BM5, còn những tài khoản của doanh nghiệp uy tín sẽ tạo được BM25 hoặc BM80.

3. Chạy voi

Voi là một tài khoản BM do Facebook cung cấp và doanh nghiệp được phép chạy quảng cáo với một hạn mức tín dụng nhất định, và doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả phí Facebook một lần khi đạt đến hạn mức cuối cùng hoặc vào cuối tháng.
Khi chạy Voi, bạn sẽ được Facebook cho phép chi tiêu trước và có thể thanh toán sau với số tiền lớn

4. Scan

Scan là tài khoản BM (Business Manager), hoặc cá nhân nước ngoài nhưng bị vượt ngưỡng hoạt động, cái này khác với Voice vì ngân sách nhỏ hơn, do cá nhân hoặc công ty tạo ra không lấy credit như đã thấy ở trên họ dùng bình thường quảng cáo. Nhưng cũng nhờ ngân sách chi tiêu lớn với Facebook, có sẵn ngưỡng chi tiêu cao và ngưỡng này là dư thừa.

👉
Sự tương đồng giữa 2 loại tài khoản Scan và Voi
✍️Tuy rằng có sự khác biệt về ngân sách và giới hạn chi tiêu nhưng cả hai loại tài khoản Voi và Scan đều có một điểm chung là: Đều là tài khoản nước ngoài được hack về và sử dụng.
➖Ứng dụng
Vậy sự khác biệt lớn nhất giữa tài khoản Voi và tài khoản Scan là gì? Gói quảng cáo thông thường bị giới hạn mức tiêu dùng trong ngày. Còn đối với tài khoản Voi, doanh nghiệp có thể tiếp tục chi tiêu cho đến khi hết hạn mức tín dụng vào cuối ngày.
Vì thế, những ứng dụng của tài khoản Voi là:
✔️Bạn sẽ được phép chi tiêu trước với Facebook, sau đó bạn có thể thanh toán với các khoản thanh toán lớn. Như đã nói từ đầu, số tiền cho một tài khoản Voi là khá lớn, thường từ vài trăm đến hàng chục tỷ đồng.
✔️Với các phương thức thanh toán InVoice, bạn có thể sử dụng và thêm các phương thức thanh toán InVoice trong mọi Business Manager (BM).
✔️Thông thường, các doanh nghiệp, tổ chức được Facebook cấp tài khoản InVoice sẽ nhận được thêm BM2500, BM5000 hoặc có thể tặng kèm BM10000 cực kì ưu đãi.
✍️Ngoài ra, một số doanh nghiệp hoặc công ty quảng cáo (Agency) cũng thêm InVoice vào tài khoản quảng cáo thông thường để có thể chuyển đổi tài khoản đó thành tài khoản InVoice.
✍️Ngược lại, với tài khoản Scan, bạn không cần bỏ số tiền lớn để có thể chạy quảng cáo trên Facebook và cũng không phải xin tín dụng từ Facebook. Thông thường, loại tài khoản này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
➖Sức mạnh của từng loại tài khoản
✍️Điểm khác biệt lớn nhất là tài khoản Voi có ngân sách lớn hơn rất nhiều so với tài khoản Scan. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sử dụng Voi là vì độ uy tín và đã được xác minh tín dụng trên Facebook.

5. Tut, Tips, Trick

Là những thủ thuật Blackhat Facebook, hiểu nôm na là lách luật, lợi dụng các kẽ hở trong cơ chế hoạt động của Facebook để đạt được mục đích

6. Budget

Được hiểu là ngân sách cho chiến dịch quảng cáo.
Được chia làm 2 loại
  • Daily Budget: ngân sách mỗi ngày
  • Lifetime Budget: ngân sách trọn đời (được sử dụng trong một thời gian)

7. Spent (Cắn tiền)

Facebook sẽ bắt đầu Cắn tiền khi quảng cáo của bạn được duyệt.
Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn gặp phải trường hợp, facebook không cắn tiền, nguyên nhân là do:
  • Đã duyệt quảng cáo nhưng chưa cắn tiền (cắn tiền chậm)
  • Tài khoản hoặc bài viết vi phạm chính sách của facebook.
  • Đôi khi là không vì lý do gì cả, facebook không thích thì không duyệt thôi!

8. Chạy bùng

Chạy bùng quảng cáo trên Facebook là hình thức chạy quảng cáo số tiền lớn rồi bỏ thẻ và không thanh toán số tiền nợ.
Những người chạy bùng thường sử dụng thẻ tín dụng tại các ngân hàng hoặc thẻ gift-card để sử dụng dịch vụ Facebook Ads, chạy quảng cáo cho các chương trình. Sau đó, không thanh toán hết số tiền khi đã sử dụng xong dịch vụ.
VD: chạy hết 10 triệu chỉ phải trả ít hơn ví dụ như 2,3 hay 5 triệu thì được gọi chung chung là chạy chiết khấu hay chạy bùng.

9. Campaign

Thường được nói là lên Camp, tức là lên chiến dịch, lên quảng cáo.

10. CTR – Click Through Rate

CTR là tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên facebook của bạn. Tỷ lệ này dùng để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Cách tính CTR: (Số lần nhấp chuột / Số lần hiển thị) * 100%

11. CPM – Cost Per 1000 Impression

CPM là giá của 1000 lần hiển thị, bạn sẽ đặt ngân sách mong muốn cho 1000 lần quảng cáo của bạn được hiển thị. Đối với những sản phẩm có mức độ cạnh tranh cao thì giá của CPM cũng sẽ cao.

12. CPC – Cost Per Click

Chi phí cho mỗi lần nhấp vào liên kết. Bạn sẽ phải trả cho facebook nếu có ai đó nhấp vào đường link dẫn tới website, link app,… trên mẫu quảng cáo của bạn.

13. Cost per 10-sec Video View

Khi người xem click xem video quảng cáo của bạn trên Facebook bạn phải trả tiền. Những quảng cáo này thường kéo dài trong vòng 10s. Tính số lượt xem video 10s này để nhân lên với số người đã xem video đó.

14. PPE – Page Post Engagement

Là thuật toán cao cấp của FB, thuật toán này sẽ tìm kiếm và thu thập thông tin của người dùng Facebook. Từ những thông tin này PPE sẽ dự đoán thói quen và hành động, nhu cầu của người dùng sau đó liên kết họ đến với những thôn tin mà họ cần.

15. VPS

Máy chủ riêng ảo (VPS) là bộ máy lưu trữ tất cả phần mềm và dữ liệu cần thiết để chạy một ứng dụng hoặc trang web, thường được dùng để nuôi VIA.

16. VPCS Facebook

Là những vi phạm chính sách trên facebook, các sản phẩm, thực phẩm ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng: mỹ phẩm, tắm trắng, đông y, trị mụn, tiêm môi, hoặc giảm cân,… Hoặc các sản phẩm liên quan đến 18+ như tăng vòng 1 & vòng 3 (nói toẹt ra là nở ngực hoặc nở mông),…

17. Frequency (Tần suất)

Số lần lặp lại là số lần lặp lại quảng cáo của bạn đến với khách hàng.
Ví dụ: Khi bạn nhìn vào thông số Frequency (Tần suất) trong báo cáo chỉ số, nếu như nó là 2 thì ads của bạn đã lặp lại khách hàng 2 lần.
Ở trên là một số định nghĩa cho cách gọi trong chạy quảng cáo Facebook ads. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn newbie.